Từ Góc chia sẻ kinh nghiệm đi câu cá, Ác Nhân Cốc gửi đến anh chị em cần thủ 10 Công Cụ Không Nên Thiếu Cho Buổi Đi Câu Thiên Nhiên. Đây là các kinh nghiệm được giới cần thủ chia sẻ với nhau và được chúng tôi tổng hợp lại gửi đến cộng đồng. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho các anh chị em đam mê bộ môn câu cá thể thao nhằm vừa tận hưởng thú vui câu cá thiên nhiên vừa đảm bảo sức khỏe và giữ gìn tài sản cá nhân.
Bài viết này sẽ không bàn nhiều về các kinh nghiệm hay kỹ thuật khi đi câu. Ví dụ như tiêu chí chọn điểm cẩu, chọn bờ câu hay kỹ năng làm mồi sẽ không được nói đến trong chủ đề này. Đi câu biển cũng là khía cạnh không bao gồm trong bài viết này. Tóm lại, bài viết này sẽ chủ yếu xoay quanh các yếu tố an toàn từ các kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế của các cần thủ nhiều kinh nghiệm.
Công dụng của từng món này sẽ được chúng tôi đưa vào từng hoàn cảnh cụ thể và giải thích vì sao lại là “không thể thiếu” ở phần tiếp theo bên dưới. Thực ra cái gọi là nhất thiết này nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có việc tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Cho nên mong các anh chị em hãy cứ mang tâm thế tham khảo là chính nha.
Trước tiên ta hãy nói về cây dù, mũ, chiếc áo chống nắng và khăn che mặt của dân đi câu. Đây là các trang bị luôn cần có để đảm bảo sức khỏe và “sắc đẹp” của anh chị em cần thủ khi đi câu ngoài thiên nhiên, nhất là dưới cái nắng gay gắt của vùng nhiệt đới như Việt Nam.
Chiếc dù chuyên dụng cho câu cá thể thao
Đối với mấy thanh niên câu lure hay bộ môn câu rê nhái sống, họ thường đội chiếc mũ lưỡi trai rồi đứng giữa trời nắng mà quăng ra ném vào đến khi nào mệt thì vào nghỉ. Còn đối với các anh chị em cần thủ câu Đài thì cái ghế và cây dù là hai thứ gần như lúc nào cũng phải có để có thể yên tâm ngồi săn hàng. Ghế có thể không có, nhưng dù chắc chắn là phải có rồi.
Bạn đang xem bài viết: Top 10 Công Cụ Không Nên Thiếu Cho Buổi Đi Câu Thiên Nhiên của Ác Nhân Cốc
Dù này hiện nhiều shop có bán, trên SHOPEE cũng nhiều với các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng khi mua dù đi câu cá các bạn lưu ý là chọn mua loại có 2 tầng chứ không nên mua loại thông thường chỉ 1 tầng. Lý do là vì ở các địa hình không dùng chân cắm dù được thì chúng ta thường phải gắn vào pát thùng. Nếu có gió lớn, dù 2 tầng sẽ cho gió lưu thông hạn chế lật dù, bay thùng so với dù câu cá 1 tầng.
Các mẫu dù câu cá 2 tầng cho các anh chị em tham khảo:
[affegg id=2]
Chiếc khăn che mặt
Ngồi đó, có dù che nắng rồi nhưng nắng ở dưới mặt nước hắt lên cũng là thứ không thể xem thường. Lắm các anh chị em cần thủ đi câu về người không sao nhưng mặt thì đỏ gắt như ông Quang Công. Việc này trước mắt là nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ của các anh và các chị, còn về lâu dài thì tiềm ẩn nguy cơ các căn bệnh về da rất cao. Đấy là vì sao chiếc khăn che mặt lại cần thiết trong lúc này.
Khăn này dễ mua offline ở mấy tiệm bán đồ cho dân phượt, hoặc hiện nay mua online cũng dễ dàng với tầm vài chục nghìn đồng một cái.
[affegg id=3]
Áo khoác chống nắng và đa dụng
Ngoài ra, ai trong chúng ta hay đi câu tự nhiên cũng thường gặp khó chịu bởi các loài côn trùng thường thấy như muỗi, kiến, bù mắt (nếu ở khu vực nước lợ như Cần Giờ hay vùng đầm lầy ven biển). Đôi khi chúng ta cũng hay các loại cây cỏ gây ngứa ngáy hoặc làm trầy da lúc nào không hay. Thê nên chiếc áo khoác tốt vừa đủ độ dày, vừa mát và có ống tay dài sẽ vừa chống được nắng, vừa hạn chế được bị công trùng cắn và giảm thiểu khả năng bị trầy xước là rất cần thiết.
[affegg id=4]
Chiếc mũ đội đầu, mũ lưỡi trai hoặc… mũ gì cũng được
Đối với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta thì chiếc mũ lại là thứ không kém phần quan trọng khi đi câu ngoài thiên nhiên. Chiếc mũ còn có tác dụng bảo vệ vùng đầu ở mức độ nhất định, giữ cho nhiệt độ vùng đầu ổn định dưới trời nắng hoặc mưa. Mình từng nghe về trường hợp đi câu ở bờ sông dưới trời nắng gắt rồi cắm đầu xuống nước luôn ấy. Việc như vậy nhiều khả năng là do choáng và đột quỵ khi ngồi quá lâu dưới trời nắng mà không có sự che chắn.
Vây tới đây, tôi nghĩ chúng ta có thể tạm chốt lại 4 thứ gồm dù, áo, mũ và khăn che mặt là thực sự cần nên trang bị khi đi câu tự nhiên.
Tiếp theo sẽ phân tích về sự thiết yếu tiếp theo của các món trang bị là áo mưa và chiếc áo khô dự phòng.
Áo mưa và chiếc áo khô dự phòng
Chắc hẳn không ít lần các anh chị em chúng ta đi câu mà gặp phải trời mưa to trên đường đến điểm câu? Hoặc trong lúc câu thì gặp phải cơn mưa tầm tã, gió lùa tứ tung và nước mưa cũng tạt ướt nhẹp? Riêng mình thì gặp trường hợp này thường xuyên, và lắm lúc như vậy chiếc áo mưa thần thánh có thể làm vật đỡ được các cơn gió lùa mang theo cái lạnh tê tái.
Xong cơn mưa thì đến lúc chiếc áo sơ cua phát tác dụng. Ta có thể thay áo khô vào thay vì mặc cái áo đã ẩm ướt trên suốt đoạn đường về hoặc suốt khoản thời gian của buổi câu còn lại. Những món tưởng đơn giản hàng ngày này nhưng đối với các anh chị em đi câu thiên lại là cái báu vật không thể nào thiếu.
Vậy chúng ta đồng ý với nhau rằng đi câu thiên nhiên là để tìm cảm giác thoải mái, thư giãn rồi lại lao vào cơm-áo-gạo-tiền chứ không phải để kiếm bệnh hay mối nguy hại vào mình đúng không nào?
Và sẵn đây tôi cũng xin nhắn gửi đâu đó các anh em cần thủ nên giữ gìn sức khỏe và nhan sắc nữa nha. Chả người vợ nào mà không thích chồng mình trắng trẻo, tươm tất, tinh thơm cả. Đừng vì đam mê mà trở thành một ông tay lẫn chân đen đúa, mặt thì mốc đen, mốc đỏ, về nhà lúc nào cũng ôm đống đồ câu bỏ mặc vợ con và việc nhà. Nói chung để đam mê được lâu bền và vui vẻ thật sự thì gia đình yên ổn trước hết đã, đúng không các bạn? Tém tém lại, và chịu khó lo việc nhà, “bài vở” xong đâu đó hết rồi hãy đi và trải nghiệm thú vui bản thân.
Đôi giày ống
Giày này có thể mua ở bất cứ đâu, giống mấy anh chị trong chợ cá ấy, mua một đôi vừa chân rồi cứ thế xỏ vô thôi. Đi câu tự nhiên, lắm lúc phải mò vào giữa các bụi cỏ cao để tìm lỗ câu hay chỗ ngồi thì nên mang giày ống cao này vào. Ngoài đồng không mông quạnh đó thì có rất nhiều thứ có thể ở trong bụi, từ cây kim của mấy anh “bác sĩ” đến mấy chú “thú cưng” dài ngoằn ưa thích bò và trườn. Nói tới đây ai không biết tôi nói về con rắn nữa thì là thôi luôn đó.
Cũng nhiều khi ngồi câu sát mé nước, 2 chân cứ thể thả xuống bờ nước rồi có con gì bò qua nó cũng đỡ hơn đúng không nào quý dzị?
Một vài mẫu giày cao su cao thích hợp để “băng” vô bụi rậm khi cần
[affegg id=5]
Chai thuốc xịt kiến, muỗi và thuốc xịt muỗi toàn thân
Thực ra hai món này hơi xa xỉ, nhưng nó ĐÁNG các bạn ạ. Để con muỗi a-nô-phen nó đậu lên người rồi “làm phát” thì có khi tiền thuốc nó hơn nhiều lần. Đó là còn chưa kể sự trì trệ công việc và ảnh hưởng sức khỏe.
Về chai xịt kiến, muỗi thì cái này ai hay câu Đài có trộn thêm trứng kiến nữa là hiểu rõ nhất. Hoặc nếu ai hay câu mồi dế hay mồi tép cũng vậy. Lắm lúc kiến nó kéo đến tứ phía, đen có, đỏ có… khó mà tập trung câu lắm. Cho nên đầu tư 2 món này nói chung theo tôi là đáng đồng tiền bát gạo nha các anh chi em.
[affegg id=6]
Kìm chuyên dụng, kéo, cồn y tế và băng keo cá nhân
Để phân tích tác dụng các món này, cho phép tôi kể về một kinh nghiệm các nhân của tôi trong một buổi đi câu, đi lure cá lóc ở hồ Phúc Lộc Thọ cũ bên Nhà Bè với các anh chị em.
Nói chung là hôm đó cũng như mọi khi thôi, nhóm của tôi và mấy người bạn cùng nhau qua đó câu cá và giải trí. Tôi thì xác định là bắt 1, 2 con cá lóc về cho má nấu canh chua nên ôm cây Brave Trung Quốc máy đứng và con Fishen Made-in-Việt-Nam ra bào. Nói chung thời điểm đó vừa đầu mùa mưa, cá con lớn, cá lớn thì đẻ bầy nên câu cá lóc là hợp lý nhất rồi.
Tôi đi một vòng quan sát rồi dừng lại dùng chân đạp cái bờ đất chỗ cỏ cao cho phẳng rồi đứng đó quăng. Đơn giản là vì chỗ đó cỏ còn tốt thì chứng tỏ chưa có người đứng nên nếu cứ quăng đường đó sẽ khả quan hơn. Nếu có cá lóc thì nó sẽ đỡ nhát hơn nhiều và quan trọng là còn cá để bắt.
Tôi nhớ là quăng được hơn tầm 10 đường thì cái cảm giác SƯỚNG TÊ đó xuất hiện khi con mồi khựng lại rồi rung bần bật báo hiệu cá táp mồi. Tiếp theo đó cú san-tô (santo) phóng lên khỏi mặt nước của chú cá lóc thiên nhiên trắng trẻo, mập mạp. Ôi con cá lóc thiên nhiên nó khỏe & đẹp, nó cắm đầu chạy và có vẻ như đang cố chạy vào trong bụi.
Ca này căng, cái lưỡi 3 tiêu dỏm này tôi biết nếu kéo dài tình hình thì hoặc là lưỡi sút ra, hoặc là vướng vô chà rồi con cá cũng gỡ được lưỡi.
Và điều tôi lo cũng xảy ra. Sau khi kéo con cá vào gần bờ thì thấy lưỡi xóc ngay mép mà con cá thì vẫn còn khỏe lắm. Giờ tôi mà dở con cá lên thì nhiều khả năng nó giãy một phát là bung lưỡi. Thế là tôi đã đưa ra một quyết định không thể nào ngu hơn mà sau này khi nghĩ lại là do ham con cá thiên nhiên, trắng mập đó, ham có chiến tích để khoe và ham nồi canh chua cá lóc má lóc.
Đó là khi dìu con cá sát bụi, tôi đã đưa tay xuống chộp lấy con cá…
Trong bài hát Hai Triệu Năm, rapper & ca sĩ Đen Vâu có đoạn “Nhưng em thì trơn trượt như là con cá chuối. Muốn níu em trong tay Khá Bảnh cũng khá đuối”.
Con cá chuối nó trơn và thêm phần cá thiên nhiên nên sức khỏe đáng kể. Nó quẩy một phát tôi thấy một nhánh của lưỡi lure (3 nhánh) ghim trong bàn tay mình. Lỡ rồi, tôi cố bóp lấy nó thật chặt lôi lên thì nó làm phát nữa 2 nhánh lưỡi đã ghim vào tay tôi.
May sao lúc này con cá đã tự rớt ra chứ không nó quẫy nữa là chắc tôi “chớt”.
Tình huống lúc này, 2 nhánh lưỡi có ngạnh đâm vào da thịt bàn tay và bạn không thể rút nó ngược ra rồi. Đó chính là lúc chiếc kìm thần thánh có tác dụng. Tôi nhớ lại các kỹ thuật gỡ lưỡi câu mà mình từng xem trên Youtube: để gỡ các lưỡi câu có ngạnh khi bị móc vào da chỉ có cách tiếp tục móc cho nó xuyên lên lại lớp da và phần có ngạnh ló lên khỏi lớp da thịt rồi dùng kìm cắt.
Tôi bạo gan làm y như vậy, thuận chiều móc tiếp 2 đầu lưỡi sâu vào da thịt rồi đâm trở lên lại như luồn km. Khi đầu lưỡi có ngạnh nhú lên, tôi dùng cây kìm cắt bỏ cái đầu nhọn có ngạnh đi và rút lưỡi câu ra. Tôi đã thành công gỡ được cái lưỡi ra. Lúc đó dĩ nhiên là tôi không có đem theo cồn rửa tay hay băng keo cá nhân để băng tạm vết thương rồi nên cứ vậy mà chơi tiếp.
Bước 1: Cắt dây câu Bước 2: móc lưỡi câu nhú lên và dùng kìm cắt đầu có ngạnh Bước 3: lấy lưỡi câu ra hoàn toàn
Đó là một bài học kinh nghiệm nhớ đời. Nói luôn là phần sau đó tôi cũng đã phải đi chích ngừa uốn ván ở cơ sở VNVC gần nhà.
Loại kìm tôi đã dùng có kiểu mỏ vịt dài và bền rất ưng ý nhưng giờ khó tìm. Các anh chị em có thể dùng các kiểu thông dụng hiện giờ như bên dưới này.
[affegg id=8]
Các bạn thấy đó, kinh nghiệm xương máu, nếu không có cái kìm thì biết làm sao. Đây là một rủi ro mà không ít anh chị em câu Đài dùng lưỡi có ngạnh cũng hay gặp phải chứ không riêng gì câu lure.
Trong một số trường hợp các bạn săn hàng hay dùng dây siêu bền làm thẻo đôi thì bị một lưỡi ghim vào tay còn một lưỡi vần ở miệng con cá. Mỗi lần con cá nó giãy là thốn đến đâu chắc hiểu. Lúc này cần một cây kéo đủ bén để nhanh cắt đứt cái dây thẻo.
Loại dây siêu bền nhỏ làm thẻo câu Đài
[affegg id=7]
Nói đến đây lại phải nói đến cái hay, cái thanh thoát và nhẹ nhàng của bộ môn Câu Đài với lưỡi không ngạnh.
Cái triết lý lưỡi không ngạnh nó hay lắm quý dzị ạ, không phải ai cũng hiểu. Ở độ tuổi trung niên như tôi cũng mới hiểu mà thôi, đó là làm gì cũng vậy trên đời này đừng tuyệt đường trong bất cứ sự việc gì. Dùng lưỡi không ngạnh lúc gỡ con cá ít đau, lúc bắt con cá thì 50-50 cho nó cơ hội chạy thoát. Hay như lúc chúng ta bị chính lưỡi câu của ta móc vào tay thì lưỡi không ngạnh giúp ta ít đau hơn, lưỡi không ngạnh gỡ ra rất dễ dàng và không cần kìm đâu.
Để kết lại phần này Như vại nếu không có vấn đề gì thì ta tạm chốt lạ10 Công Cụ Không Nên Thiếu Cho Buổi Đi Câu Thiên Nhiên ở đây nha. Chúc anh chị em ổn định và an toàn trong mùa dịch và khi nào hết dịch thì đi câu lại được thỏa đam mê.