Thước phim đầu tiên về cáo đỏ bắt cá chép.

Hai nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã quan sát và ghi lại hình ảnh một con cáo đỏ đực (Vulpes vulpes) bắt 10 con cá chép trong hơn hai giờ vào tháng 3 năm 2016.

Thước phim đầu tiên về cáo đỏ bắt cá chép

Đây là thước phim đầu tiên về việc cáo đỏ bắt cá được công bố trên tạp chí Ecology và được Science News đưa tin vào ngày 19/9.

Con cáo bắt cá rất thuần thục. Video: SWNS

Nhà sinh thái học Jorge Tobajas tại Đại học Córdoba và đồng nghiệp của ông là Francisco Díaz-Ruiz tại Đại học Málaga đã tình cờ thấy con cáo khi đang thực hiện một dự án khảo sát khác. Ban đầu, con cáo khiến cho hai nhà khoa học tò mò bởi nó đã thấy và không sợ những người đi đường. Sau đó, Tobajas và Díaz-Ruiz đã quyết định theo dõi con cáo và phát hiện ra rằng nó đang bắt cá.

Khi được hỏi về cảm nhận của mình, Tobajas cho biết “Điều đáng ngạc nhiên nhất là chứng kiến con cáo săn nhiều cá chép một cách rất tài tình và không mắc bất kỳ lỗi nào. Chúng tôi nhận ra chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên nó làm vậy”.

Thay vì ăn hết tất cả các con cá, con cáo đỏ đã giấu một phần mồi và chia sẻ ít nhất một con cá với cáo đỏ cái của nó, có thể là bạn tình. Trước đây, xác cá đã từng được phát hiện ở nơi sinh sống của con cáo đỏ, nhưng không ai biết chúng có phải là tự bắt hay là ăn xác của cá chết. Nghiên cứu này đã xác nhận rằng một số con cáo đỏ bắt cá để làm thức ăn, theo Thomas Gable, nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học Minnesota ở Minneapolis.

Các loài trong bộ Chó sống ở ven biển Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ và Minnesota trước đây đã được biết đến là những loài chó săn cá. Tuy nhiên, việc hai loài này được phát hiện ở hai lục địa khác nhau đều có khả năng săn cá cho thấy khả năng này rất phổ biến hơn so với trước đây suy đoán.

Mặc dù con cáo đỏ thường bị xem như là loài gây hại ở nhiều nơi do chúng có thể tấn công vật nuôi hoặc gia súc, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng chúng là một loài động vật rất thú vị và thông minh.

An Khang (Theo Science News)

Shopping cart