Ác Nhân Cốc

Nơi "cái ác" thể hiện...

Rùa tấn công khiến cá mập bỏ săn mồi

Hành vi chủ động tấn công của rùa lưng phẳng cứu nó thoát hàm cá mập hổ ở vùng biển ngoài khơi bang Western Australia.

Rùa tấn công khiến cá mập bỏ săn mồi

Rùa tấn công khiến cá mập bỏ săn mồi

Cuộc đụng độ giữa rùa lưng phẳng và cá mập hổ. Video: Viện Harry Butler.

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Harry Butler của Đại học Murdoch và Cơ quan Đa dạng sinh thái, Bảo tồn và Giải trí (DBCA) của bang Western Australia ghi hình cuộc đối đầu giữa rùa lưng phẳng và cá mập. Đây là thước phim đầu tiên hé lộ đòn tấn công của cá mập từ góc nhìn của rùa. Nhóm chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Ecology.

Kẻ tấn công là một con cá mập hổ, vốn được coi là loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới sau cá mập trắng. Loài động vật ăn thịt cỡ lớn này có thể dài tới 5 m và thường tìm cách ăn bất cứ thứ gì, từ các loài cá mập khác, rùa biển tới rác đại dương.

Trong video, rùa lưng phẳng phát hiện cá mập hổ không lâu trước khi kẻ săn mồi lao tới. Thay vì chạy trốn hoặc rụt đầu vào mai, rùa lưng phẳng quay đầu về phía con cá mập đang bơi tới và tung hàng loạt nhát cắn hung hãn về phía đối tượng tấn công nó. Dù nổi tiếng dữ tợn, cá mập hổ quyết định con mồi không đáng để nó tốn công sức. Chỉ chờ cá mập bỏ cuộc, con rùa vận hết tốc lực chạy trốn. Những nếp gấp nhỏ trên cổ nó rung lên khi nó bơi vọt qua làn nước.

Thước phim cho thấy công nghệ hiện đại đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu hành vi động vật. Chiếc mai cứng đặc trưng của rùa biển bảo vệ chúng khỏi động vật săn mồi khi chúng bơi lượn dưới nước, nhưng rùa biển không phải nạn nhân bị động luôn tìm cách chạy trốn khi gặp rắc rối. Chúng có thể tự vệ thành công bằng cách tung đòn đáp trả cá mập.

“Kỹ thuật mới cung cấp cho chúng tôi hiểu biết chưa từng có về những gì rùa biển thường làm khi chúng ở xa bãi biển làm tổ”, tiến sĩ Jenna Fossette, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Chúng tôi nghi ngờ hành vi hung hãn chỉ là một cách giảm bớt nguy cơ bị ăn thịt khi chiếc mai không thể bảo vệ tối đa. Lần này, con rùa trốn thoát khỏi cá mập mà không bị thương”.

Cảnh quay đặc biệt trên là kết quả từ công nghệ mới mang tên “thẻ thông minh”. Dữ liệu cung cấp phân tích trực quan và định lượng về chuyển động của con vật. Thước phim nằm trong công trình lớn hơn của Chương trình Khoa học Biển WA DBCA. Mục tiêu của dự án là tìm hiểu hành vi kiếm ăn của rùa ở vịnh Roebuck của Western Australia to, giúp tăng cường hiểu biết về cách rùa lưng phẳng quay trở lạ nơi đẻ trứng mỗi năm.

An Khang (Theo IFL Science)

Đọc bài gốc tại đây

Ác Nhân Cốc
Logo
Shopping cart