Nắng nóng bất thường, thủy điện giảm xả, mực nước sông Mê Kông giảm thấp

Trong những năm gần đây, trong mùa khô các đập thủy điện ở Trung Quốc thường xả nước rất nhiều, dẫn đến mực nước sông Mê Kông tăng cao so với mức trung bình. Tuy nhiên, theo một bản tin mới công bố gần đây của dự án MDM (giám sát hoạt động của các đập thủy điện sông Mê Kông), các con đập này đã xả nước rất ít trong mùa khô năm nay. Điều này đã dẫn đến tình trạng lần đầu tiên sau nhiều năm, mực nước sông Mê Kông ở Chiang Saen (Thái Lan) đã thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 15,6%.

Hình ảnh mực nước sông Mê Kông thấp do thủy điện giảm xả nước và nắng nóng - Ảnh 1.

Năm nay các đập thủy điện Trung Quốc giảm xả nước.

Tuy nhiên, mực nước sông từ Viêng Chăn (Lào) đến các điểm ở hạ lưu vẫn cao hơn bình thường một chút do việc xả lũ ở hạ lưu. Theo bản tin của dự án MDM, tuần trước đã là giai đoạn lượng nước xả ra thấp nhất từ các con đập trên khắp lưu vực. Chỉ có con đập Nam Ngum 1 (Lào) vẫn hoạt động và lượng nước xả ra khoảng 203 triệu m3. So với mùa khô năm 2022, đã có thời điểm các đập thủy điện của Trung Quốc xả nước hơn một tỷ mét khối nước mỗi tuần.

Bên cạnh đó, thời tiết đặc biệt nắng nóng tràn về lưu vực sông Mê Kông vào nửa đầu tháng 4, đặc biệt tại nhiều vùng của Lào và Thái Lan nhiệt độ cao hơn bình thường từ 5 – 7 độ C trong thời điểm này trong năm.

Xem thêm  Thanh Hóa: 44 tấn cá lồng trên sông Bạng chết không do dịch bệnh

Tại khu vực ĐBSCL, khu vực cuối nguồn của sông Mê Kông, dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Giai đoạn từ nay đến cuối tháng 4, khu vực Nam bộ phổ biến có mưa, đặc biệt chiều tối và đêm ngày 26/4 có mưa rào và giông. Nhiệt độ cao nhất trên toàn khu vực phổ biến từ 33 – 36 độ C, riêng miền Đông có nơi trên 36 độ C. Sự xâm nhập màn vào vùng ĐBSCL mùa khô năm 2022 – 2023 ở mức tương đương mùa khô năm 2021 – 2022. Sự xâm nhập màn tại các cửa sông Cửu Long tiếp tục giảm dần và Nam bộ đang chuẩn bị vào mùa mưa.

Shopping cart