Ác Nhân Cốc

Nơi "cái ác" thể hiện...

Mưa trái mùa khiến cá kênh Nhiêu Lộc lại chết hàng loạt

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (còn được gọi tắt là kênh Nhiêu Lộc, riêng đoạn kênh ở quận 1 còn có tên là kênh Thị Nghè) là con kênh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kênh dài 8,7 km (trước kia dài khoảng 10 km[1]) chảy qua các quận Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh và 1 từ đầu nguồn tại cửa cống hộp sau lưng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ đến cửa Ba Son đổ ra sông Sài Gòn. Hai con đường chạy dọc bờ kênh được đặt tên là Hoàng Sa (bên phía hữu ngạn) và Trường Sa (bên tả ngạn), theo Wiki.

Nếu như trước đây, chỉ độ tầm 3-4 năm về trước, thì ít ai dám nghĩ là cá kênh Nhiêu Lộc lại nhiều đến mức có thể gặp thiên tai mà chết trắng sông như vậy. Trở lại trước thời điểm hoàn thành dự án dự án nạo vét kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thì đây chẳng khác gì một con kênh chết với dòng nước đem ngòm, nồng mùi hôi với đủ loại rác thải. Hàng tấn bùn đã được nạo vét và đưa lên khỏi lòng kênh, cùng với đó là bao công sức và tiền của đã giúp cho dự án cải tạo con kênh thành công như ngày nay.

Cá kênh Nhiêu Lộc phần lớn do người dân phóng sanh?

Để có được dòng kênh Nhiêu Lộc trong xanh với rất nhiều loại cá sinh sống thì ngoài sự đầu tư của chính quyền Thành Phố cũng phải kể đến sự ý thức và đóng góp của của người dân. Phần lớn người dân đều ý thức giữ gìn dòng kênh sinh thái, sạch, xanh và đa phần lượng cá dưới kênh đều do người dân thả xuống.

Lượng cá được thả vào dòng kênh Nhiêu Lộc đặc biêt nhiều vào các dịp Lễ theo tín ngưỡng hoặc các ngày Rằm, Mùng Một. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện các hội, nhóm, các diễn đàn của bộ môn câu cá thể thao tổ chức thả cá cho các thành viên trong cộng đồng. Cá được phóng sanh thường là các loài dễ sống như cá rô phi, cá rô đồng, cá rô đầu vuông, cá trê. Tuy nhiên, do chất lượng nước cải thiện và nguồn thức ăn dồi dào từ các hàng quán ven sông, trên kênh gần đây có số lượng cá chép vàng khá nhiều, cá tra và cá trê có trọng lượng có khi vài kg.

Cá kênh Nhiêu Lộc chết do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loại của cá kênh Nhiêu Lộc là chủ đề đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần kể từ những vụ tương tự đã xảy ra vào 1-2 năm trở lại đây. Có nhiều ý kiến, kể cả tranh cãi rồi đề xuất nhưng sự cố vẫn lặp lại vào năm nay.

Ảnh hưởng sinh thái do cá kênh Nhiêu Lộc chết hàng loạt

Trước hết, phải kể đến tác hại và ảnh hưởng trước mắt của việc cá kênh Nhiêu Lộc chết số lượng lớn chính là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân ở hai bên dòng kênh. Các hàng, quán kinh doanh dọc theo tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thường có lượng khách đông đúc do đa số khách thích không khí mát mẻ và nên thơ dọc theo tuyến kênh này. Việc cá chết làm dậy mùi hôi đặc biệt là khi trời bắt đầu nắng gắt. Nhiều người dân trong khu vực chọn cách đóng kín cửa để hạn chế mùi hôi.

Tuy nhiên, việc ứng phó của cơ quan chức năng sau kinh nghiệm của năm trước là rất kịp thời. Xác cá chết nhanh chóng được đội vớt rác kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè xử lý bằng phương tiện chuyên dụng nhằm hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến người dân và cũng tránh cho nguồn nước kênh ô nhiễm nặng hơn.

Nguyên nhân cá kênh Nhiêu Lộc chết sau mưa lớn đầu mùa là do ô nhiễm cục bộ?

[testimonial_view id=”2″]

Được biết tình trạng cá kênh Nhiêu Lộc chết hàng loạt nghiêm trọng nhất là vào năm 2017 khi có tới ước tính 75 tấn cá các loại được vớt lên khỏi lòng kênh. Và, nếu như dân gian thường gọi là trớ nước hay ngộp nước thì theo các nhà quản lí của Thành Phố, cá chết còn có thể do mật độ cá quá dày. Điều này dẫn đến những suy nghĩ trái chiều về việc đâu là chuẩn mực của lượng cá thích hợp cần duy trì trong kênh. Và phương pháp để duy trì hay “tỉa thưa” cá được xem là thủ công và không thích hợp triển khai lâu dài.

Biện pháp thích hợp

Ý kiến mà chúng tôi thấy hợp lí với tình hình dòng kênh Nhiêu Lộc, vừa duy trì xanh, sạch vừa giữ sự phong phú thủy và hải sản cũng như đa dạng sinh học đó chính là tác động vào thúc đẩy thủy triều.

Việc tác động vào thủy triều qua việc mở, xả cống theo dự báo thời tiết, nếu làm hợp lí sẽ giúp giữ nước thích hợp trong kênh nhằm dung hòa nước ô nhiễm đổ từ các hệ thống cống vào kênh sau mưa.

Ngoài ra có thể phối hợp làm các đài phun nước, máy quạt nước tạo cảnh quan để tăng lượng oxy hòa tan vào nước. Oxy hòa tan này có thể phân hủy chất hữu cơ, tăng chất lượng môi trường nước, khi có sự cố môi trường có thể giảm thiểu thiệt hại đàn cá trong kênh.

[testimonial_view id=”3″]

Ác Nhân Cốc
Logo
Shopping cart