Ác Nhân Cốc

Nơi "cái ác" thể hiện...

Hải âu khổng lồ ‘ăn sống’ cá voi

Các nhà nghiên cứu quan sát hải âu petrel và nhiều loài chim biển lớn khác tranh thủ sà xuống mổ thịt ở lưng cá voi.

Hải âu khổng lồ 'ăn sống' cá voi

Hải âu khổng lồ ‘ăn sống’ cá voi

Mòng biển tảo bẹ tấn công cá voi trơn phương nam. Video: Mariano Sironi.

Năm 2015, Jared Towers, nhà sinh thái học động vật biển có vú của tổ chức nghiên cứu Bay Cetology ở British Columbia, lên một con tàu đánh cá để tìm kiếm cá răng Patagonia. Towers không quan tâm tới loài cá này mà chú ý tới những con cá nhà táng bị chúng thu hút. Khi ở trên biển Nam Đại Tây Dương, Towers chứng kiến sự việc khác thường. Ngay lúc con cá nhà táng ngoi lên mặt nước để thở, một con hải âu petrel khổng lồ sà xuống, xé rách mảng da và mỡ từ lưng cá.

Chỉ riêng trong chuyến đi đó, Towers đã bắt gặp hải âu petrel khổng lồ cắn cá voi gần 20 lần. Kết hợp với quan sát của các ngư dân từ năm 1997 đến 2019, Towers và đồng nghiệp báo cáo 23 trường hợp hải âu petrel săn cá voi trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Polar Biology. Đây không phải là ví dụ duy nhất về chim biển ăn thịt động vật lớn hơn nhiều lần. Trước đây, các nhà nghiên cứu từng chứng kiến hải âu petrel khổng lồ ăn sống cừu hoặc chim oxpecker ăn da và máu tê giác.

Xem thêm  Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước

Tương tự hải âu petrel, mòng biển tảo bẹ cũng mổ cá voi. Ngoài khơi bán đảo Valdes của Argentina, những cuộc tấn công mòng biển tảo bẹ nhằm vào cá voi trơn phương nam có thể kéo dài hơn một giờ, theo Mariano Sironi, giám đốc khoa học của Viện Bảo tồn Cá voi Argentina, người không tham gia nghiên cứu của Towers. Ông cho biết những vết mổ liên tục tạo ra hố lõm trên da cá voi, gây nhiều căng thẳng cho loài vật.

Các vụ tấn công ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây, một phần do thức ăn thải ra từ tàu đánh cá giúp duy trì số lượng hải âu. Từ thập niên 1970 đến 2000, số cá voi bị thương do hải âu tăng từ 2 lên 99%. Theo Sironi, hải âu có thể góp phần dẫn tới tỷ lệ tử vong cao của cá voi non trong khu vực.

Cá voi thường lặn nhanh và sâu trong khoảng thời gian dài sau khi trộm cá từ dây câu. Điều này buộc chúng phải bỏ ra vài phút ngoi lên mặt nước nhằm hít thở, cung cấp cơ hội hoàn hảo để chim biển mò xuống mổ. Theo Towers, hành vi ăn thịt cá voi của hải âu phản ánh hậu quả không mong muốn từ những hoạt động của con người tới hệ sinh thái.

An Khang (Theo Hakai Magazine)

Đọc bài gốc tại đây

Tags:

Ác Nhân Cốc
Logo
Shopping cart