Ác Nhân Cốc

Nơi "cái ác" thể hiện...

Chấn chỉnh tình trạng câu cá ở bờ kè

Chấn chỉnh tình trạng câu cá ở bờ kè, đó là tiêu đề của một bài báo thuộc mục Nhịp Cầu Bạn Đọc của báo Sài Gòn Giải Phóng vào sáng ngày 23 tháng Tư, 2021. Theo bài báo phản ánh ý kiến của người dân trong khu vực thì việc ngày càng bát nháo các “cần thủ” tại khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gây mất an toàn cho người dân. Việc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực là có thực khi mà từ lâu bờ kè là chổ người dân thường tập trung ra tập thể dục vào mỗi sáng và chiều tối rất đông.

câu cá ở bờ kè

Được biết, trước đây, do kênh Nhiêu Lộc vẫn còn ô nhiễm, chính quyền thành phố đã tổ chức thả hàng ngàn con cá các loại, như: cá chép, rô phi, cá trê phi các loại. Việc bồi thêm cá vào dòng kênh với mục đích cải tạo môi trường, tạo cảnh quan đô thị, đồng thời đặt bảng cấm câu cá dưới mọi hình thức dọc theo tuyến kênh. Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì mà tình trạng câu cá dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gần đây lại bị buông lỏng. Người dân cho biết sau một thời gian đầu được các địa phương làm mạnh tay như việc lập biên bản tịch thu công cụ (cần câu và các dụng cụ đánh bắt khác) của người ra câu cá tại đây thì nay không thấy nữa.

Thủ tướng Canada chạy bộ bên bờ kênh Nhiêu Lộc. Ảnh Thanhnien

Vì sao người câu tập trung ra câu cá ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè?

Câu cá ở bờ kè là điểm câu tự nhiên gần, mát mẻ và sạch sẽ

Trước hết, nói đến những người câu cá tập trung ở khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đa phần là các cụ già và trẻ em với mục đích giải trí là chính. Đây là những người câu vì điều kiện sức khỏe nên khó có thể tìm đến các điểm câu ở xa trung tâm thành phố hay các điểm câu thiên nhiên vắng vẻ.

Điểm câu cá ở bờ kè vừa gần, vừa mát rượi dưới hàng cây xanh tươi và vừa sạch sẽ như bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là niềm mơ ước của hầu hết người câu cá.

Diểm câu trong nội thành Thành phố, lại có nhiều cá, cá dễ câu và cá to

Ngoài trừ các lần thả cá do chính quyền Thành Phố tổ chức, cá phóng sanh liên tục được người dân trong khu vực và lân cận thả xuống vào các dịp lễ. Ngày càng đa dạng các loại cá và thủy sản được người dân thả xuống để tạo cảnh quan và cải thiện dòng kênh từ cá rô phi, cá chép, cá trê phi, rùa, ba ba và cả các cá thể lươn nhỏ cỡ chiếc đũa. Chỉ cẩn có dịp dừng chân một lần tại khu vực chợ Bà Chiểu là mọi người có dịp chứng kiến cảnh người mua tấp nập các loại thủy sản trên để đem ra sông thả.

Khi các diễn đàn, hội nhóm MXH dễ dãi

Để tìm tư liệ cho bài viết, thành viên ANC1688 chúng tôi chỉ cần vào một diễn đàn bất kỳ trên Facebook và gõ vào ô tìm kiếm từ khóa “Nhiêu Lộc” hay “Câu cá ở bờ kè” là xuất hiện hàng trăm bài viết từ khoe “chiến tích” đến lôi kéo, rủ rê ra cùng câu cá ở khu vực bờ kè Nhiêu Lộc – thị Nghè. Đa số các bài viết đề được ban quản trị duyệt và được các thành viên khác hưởng ứng.

Ngươi dân và cấp quản lý hiểu sai các ý kiến của chuyên gia?

Trong vài năm trở lại đây, khi được bồi dưỡng về số lượng cá thả xuống và cải thiện về chất lượng nước, trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt sau cơn mưa đầu mùa. ANC1688 cũng đã có bài viết về việc cá chết hàng loạt hồi đầu tháng Tư 2021 vừa qua trên kênh Thị Nghè – Nhiêu Lộc.

Trong khi các ý kiến của chuyên gia lí giải về nguyên nhân cá chết hàng loạt còn chưa nhận được sự đồng tình từ đa số người dân trong Xã hội thì phương pháp “tỉa thưa” làm giảm lượng cá trên kênh đã bước đầu thực hiện.

Tuy nhiên, có vẻ như người câu đã hiểu sai của việc “tỉa thưa” theo đúng mô tả của qui trình là vớt cá trong kênh đem ra sông lớn thả chứ không phải là người câu mặc sức quăng câu.

[testimonial_view id=”2″]

[testimonial_view id=”3″]

Người câu “tị nạnh” với người đánh bắt cá bằng xung điện

Khi có một ý kiến đánh động việc câu cá ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là hành vi bị cấm, thì đa số là đồng tình, tuy nhiên cũng có không ít người câu tự nhận là cần thủ nhưng lại cho rằng nếu không câu thì người ta cũng đánh bắt bằng xung điện (chích điện) vậy thôi.

Việc đánh bắt bằng xung điện không phải là cảnh tượng gì mới với người dân ở ven khu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Lắm khi xuất hiện cả đội tàu không hiểu cách nào qua mặt được cơ quan chức năng mà dàn hàng ngang mặc sức tận diệt cá trên kênh. Báo Thanh Niên đã từng có bài viết phản ánh về vụ việc.

Tái diễn nạn tận diệt cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

— Thanh Niên
Hằng ngày nhóm “cá tặc” vẫn ngang nhiên chích điện, bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP.HCM) giữa ban ngày như thách thức cơ quan chức năng.

Xem thêm bài viết của báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/thoi-su/tai-dien-nan-tan-diet-ca-tren-kenh-nhieu-loc-thi-nghe-1166044.html

Tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra nếu không chấn chỉnh tình trạng câu cá ở bờ kè?

Nếu tình trạng xô bồ và bát nháo tiếp diễn, rất dễ dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự và kể cả các tai nạn từ sự bất cẩn của người câu.

Tai nạn từ sự bất cẩn của người câu

Người câu khi tham gia câu cá ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thường trang bị các loại cần máy, sử dụng chì to và nặng cùng với đó là các loại lưỡi câu có nghạnh sắc bén. Các loại lưỡi câu chuyên phục vụ mục địch câu cơm, câu gạo với nhiều tầng hoặc chùm nho từ 4 đến 6, có khi có tới 8 lưỡi câu.

Những kiểu lưỡi câu này có nặng và có quáng tính lớn, chỉ cần người câu trong lúc quăng câu bất cẩn hoặc không quan sát phía sau lưng là rất dễ dẫn đến tại nạn cho người khác. Đôi khi nếu trẻ nhỏ chỉ cần giẫm phải lưỡi câu hay thẻo câu còn sót lại của người câu cũng có thể dẫn đến sự cố đáng tiếc.

Tai nạn từ sự bát nháo, mất an ninh trật tự

Khu vực bờ kè, các gầm cầu vốn là nơi tụ tập của mọi loại đối tượng lang thang. Việc ngày càng có nhiều người câu cá kéo tới dễ dẫn dụ thêm các đối tượng phạm tội tới đây để canh “con mồi”. Trên thực tế đã có không ít người câu bị mất đồ hay giật điện thoại tại khu vực này.

HIểm họa khi ăn cá câu ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc: ung thư, suy thận…

Như mọi người đều biết, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trở nên đỡ ô nhiễm và sạch hơn chỉ trong mấy năm lại đây mà thôi. Trước đây, lòng kênh này cực kỳ ô nhiễm và cho tới tận bây giờ mặc dù nhìn từ bên trên đẹp thế nhưng lọt giữa lòng thành phố đông dân bậc nhất nhì Đông Nam Á thì ai biết được chất lượng nước thế nào qua từng ngày. Xem thêm bài viết về 4 bộ phận của cá nên tránh ăn.

Báo Dân Trí từng có bài phản ánh ghi nhận ý kiến chuyên gia và nhà khoa học về hiểm họa nguy hại của cá dưới lòng kênh.

HIểm họa khi ăn cá kênh Nhiêu Lộc: ung thư, suy thận…
Tiến sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Tú, Khoa Thủy sản – Đại học Nông Lâm TPHCM cho biết, các loài thủy sinh như cá, tôm có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp có chứa chất như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các hợp chất hydrocarbon. Các chất ô nhiễm này gây rối loạn hành vi và sinh sản ở cá tôm ngay cả ở nồng độ cực thấp. Với mức ô nhiễm đang tăng trở lại ở kênh Nhiêu Lộc, nếu cá, tôm có thể sống và tăng trưởng được trong môi trường nước ô nhiễm thì cũng tích lũy các chất ô nhiễm gây hại cho người tiêu dùng.
Dân Trí – Đọc toàn bài viết tại đây.

Ác Nhân Cốc
Logo
Shopping cart